• Home
  • Diễn đàn
  • Bản tin
  • Tác phẩm
    • Tác phẩm
    • Giới thiệu cao thủ việt
  • Hướng dẫn
    • Photoshop Blend
    • Lightroom blend
  • Movie blend
  • Nhiếp ảnh
    • Tài liệu nhiếp ảnh
    • Ký thuật chụp ảnh
    • Stylist Posing Makeup
    • Thiết bị
  • Download
    • Action Blend
    • Lightroom Presets
    • Camera RAW presets
    • Action chỉnh sửa ảnh
    • Phần mềm blend
    • File raw gốc cho blend
  • Home
  • Diễn đàn
  • Bản tin
  • Tác phẩm
    • Tác phẩm
    • Giới thiệu cao thủ việt
  • Hướng dẫn
    • Photoshop Blend
    • Lightroom blend
  • Movie blend
  • Nhiếp ảnh
    • Tài liệu nhiếp ảnh
    • Ký thuật chụp ảnh
    • Stylist Posing Makeup
    • Thiết bị
  • Download
    • Action Blend
    • Lightroom Presets
    • Camera RAW presets
    • Action chỉnh sửa ảnh
    • Phần mềm blend
    • File raw gốc cho blend
Previous Next

Tìm hiểu về ảnh trắng đen

Ảnh trắng đen tạo ra một bức tranh cùng một tông màu, giúp bạn tập trung vào kết cấu, bố cục và hình dáng của chủ thể. Chúng ta đang thấy và sống trong một thế giới đầy màu sắc. Một thế giới màu sắc phản ánh chúng ta đang phát triển như thế nào. Vậy tại sao lại chọn ảnh trắng đen khi ngày nay các công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại cho chúng ta những màu sắc đẹp nhất.

Ảnh trắng đen là vĩnh cửu hay nói cách khác nó không bị lỗi thời theo giời gian, nhưng còn nhiều hơn thế, nó biến đổi bức ảnh trong một lĩnh vực không phải là trừu tượng và cũng không phải là thực tế. Ảnh trắng đen vẽ lại một bức ảnh theo màu sắc tinh tế, huyền ảo của màu xám và một bố cục mới cho bức ảnh. Nó còn làm tăng chiều sâu của chủ thể và mở rộng các ý tưởng tiềm năng trong nhiếp ảnh.
Chiếc cầu ở ven biển miền trung California. Theo tông màu trắng đen tạo ra một màu sắc huyền ảo!
File Raw và thời đại vàng của ảnh trắng đen:
Thực tế thì hầu hết các bức ảnh sẽ đẹp hơn nếu có màu sắc, nhưng có một vài chủ đề sẽ đẹp, lạ và có chiều sâu hơn khi chuyển sang ảnh trắng đen.
Cách đây hơn 80 năm khi mà Ansel Adams (1902-1984) cho ra đời những bức ảnh nghệ thuật trắng đen đầu tiên vào năm 1927 thì lúc đó nó được coi là một nghệ thuật nhiếp ảnh cao cấp, vì khi đó để có một bức ảnh trắng đen nghệ thuật thì cần làm trong phòng tối với các hóa chất và công cụ phức tạp. Nhưng ngày nay, trong thời đại kỹ thuật số, chúng ta có thể dễ dàng chuyển sang ảnh trắng đen mà vẫn giữ được nét tinh tế khi làm thủ công.
Người ta thường sử dụng Adobe Photoshop Lightroom và Adobe Camera Raw để chuyển sang ảnh trắng đen. Với các phầm mêm này bạn có thể cho ra nhưng kết quả đáng kinh ngạc với những bức ảnh có chiều sâu và độ tương phản cao.
Cái mà cũng tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong việc tạo ảnh trắng đen ngày hôm nay đó là sử dụng file Raw. Khi bạn chụp bằng film, thì trước khi chụp bạn phải quyết định xem loại film nào để đặt vào máy ảnh trước khi bấm máy và không thể thay đổi cuộn film trong lúc đang chụp trừ khi bạn chụp hết film. Nhưng hôm nay, với công nghệ file Raw, nó giúp ta thoát khỏi các quyết định khó khăn đó vào thời điểm chụp. Hơn thế nữa nó giúp chúng ta tạo ra nhiều phong cách ảnh trắng đen khác nhau chỉ trong cùng một tập tin và có thể thiết lập lại từ đầu khi bạn muốn.
Ảnh con rùa trở về biển thuộc vườn quốc gia Costa Rica.
Niềm vui của sự khám phá:
ột trong những lý do thuyết phục nhất cho việc chụp ảnh trắng đen ngày nay là ảnh trắng đen cho phép các nhiếp ảnh gia và người xem khảo sát và nghiên cứu một số thành phần cơ bản của kết cấu, bố cục và hình dáng chủ thể. Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh màu thường sẽ tin vào các sự tương phản màu sắc để tạo ra sự phân biệt giữa các yếu tố trong một khung hình. Với ảnh trắng đen, họ cân nhắc các ánh sáng tương phản nhau, các khoảng trống đơn giản, kết cấu, các đường và hình dáng. Sự nghiên cứu khắt khe đó giúp mở rộng sự hiểu biết của những thứ mà chúng ta chụp và những thứ mà chúng ta xem.
í dụ trong hình con voi dưới đây, nếu chụp ảnh có màu chắc chắn sẽ không để lại ấn tượng gì cho bạn, nhưng nếu chuyển qua trắng đen, nó làm nổi bật lớp da bị bong ra, kết cấu của các cọng lông và các vết sẹo qua năm tháng.
Ảnh trắng đen tập trung các kết cấu, bố cục và hình dáng của chủ thể
Zone system: Khi chụp ảnh trắng đen người ta thường sử dụng Zone system.
Zone system là kỹ thuật nhiếp ảnh được phát triển bởi Ansel Adams và Fred Archer vào năm 1939-1940. Ngày xưa, trong thời đại phim nhựa chưa phát triển lắm, họ đã đưa ra một hệ thống gồm 11 vùng trị số thời chụp (từ 0 đến X theo số đếm của ký tự La Mã), trong đó, trị số vùng 0 được xem là vùng đen tuyệt đối, còn vùng X gọi là vùng trắng tuyệt đối (không chi tiết). Vùng V là vùng đặt trị số thời chụp.
0 I II III IV V VI VII VIII IX X
– Vùng 0 là vùng tối, vùng đen tuyệt đối
– Vùng I là vùng tối, gần như không còn chi tiết.
– Vùng II là vùng tối, còn rất ít chi tiết.
– Vùng III là vùng tối, với khá nhiều chi tiết.
– Vùng IV là vùng tối, với đầy đủ chi tiết có thể nhận diện được.
– Vùng V là vùng đặt trị số thời chụp, nơi những chi tiết sáng rõ giá trị nhất được tái hiện.
– Vùng VI là vùng sáng, với đầy đủ chi tiết ghi nhận được.
– Vùng VII là vùng sáng, với khả năng thấy được khá nhiều chi tiết.
– Vùng VIII là vùng sáng, không còn thấy nhiều chi tiết nữa.
– Vùng IX là vùng sáng, khó có thể thấy được chi tiết nào.
– Vùng X là vùng sáng tuyệt đối, hoàn toàn không có khả năng thấy được chi tiết gì nữa.
Dùng Zone system như thế nào ?
Khi nhìn vào ống ngắm, ta sẽ thấy một cái thanh nằm ngang có thông số từ -2 -1 0 +1 +2. Ở dưới thanh ngang này có một cái mũi tên, mũi tên này chỉ vào đâu thì đó chính là thông số mà máy ảnh đo cho mình so với độ sáng trung bình (gray 18%). Có thể hiểu nôm na là: -2 là tối đen, -1 là tối vừa, 0 là trung bình (gray card), +1 là sáng hơn, +2 là rất sáng. Nếu mũi tên không lọt vài vùng -2 -> +2 thì sẽ rất khó có thể cứu được, kể cả photoshop (mọi người hay gọi là đen quá hoặc cháy).
Ví dụ khi focus vào một tờ giấy đen, máy sẽ cho mình một thông số (có thể đúng hay sai), ví dụ nó chỉ vào -1. Đấy là máy nói quyết định thế. Nếu bấm máy lúc này thì tờ giấy đen nó không đen hẳn mà hơi sáng một chút. Nhưng ta biết rõ rằng vì tờ giấy đen, mũi tên phải chỉ vào -2 thì mới đúng. Vì vậy, ta có thể chỉnh bù sáng (Exposure compensation) nếu xài Av/Tv 1 stop. Nếu xài Manual mode thì chỉnh lại thông số cho phù hợp.
Ngược lại nếu là một tờ giấy trắng thì thông số đúng lại là +2. Như vậy ta sẽ làm chủ máy. Những người chụp landscape rất thành thạo với kỹ thuật này. Ví dụ chụp bình minh chẳng hạn, người ta phải đo sáng foreground, sau đó đo sáng bầu trời. Tìm ra sự chênh lệch giữa 2 vùng sáng này. Sau đó quyết định dùng Graduated Neutral Density (GND) bao nhiêu stop cho phù hợp.
Làm sao biết vùng đang đo sáng ở Zone mấy? Cái này phải luyện tập, sai nhiều rồi sẽ đúng.
Tóm lại, cách dùng Zone System như sau:
+ Chuyển sang chế độ đo sáng partial hay spot metering.
+ Focus vào vật mình muốn chụp, máy sẽ cho mình thông số ánh sáng bằng mũi tên ở view finder.
+ Ta sẽ tự quyết định di chuyển mũi tên đó vào vùng mình cho là đúng (bằng cách thêm hoặc bớt sáng).
Dùng Zone System cần phải luyện tập rất nhiều, giống như các cụ chụp máy cơ ngày xưa vậy! Thao tác cũng lâu hơn các cách khác, nhưng lại có cái thú vị của nó!

Theo XNA (Outdoorphotographer)

Gửi nhận xét

Share!

Related Posts

nhiếp ảnh và quy tắc 1:3

Bố cục phá cách , đâu phải lúc nào cũng quy tắc 1:3

Trong nhiếp ảnh, không phải mọi bức ảnh đều tuân theo những bố cục nhất định mà có thể phá [&he ...

Bắt đầu từ đâu để mua một giấc mơ nhiếp ảnh ?

Bắt đầu từ đâu để mua một giấc mơ nhiếp ảnh ? Bạn chẳng thể “nhúc nhích” gì nhiều v ...

50 loại nguồn sáng đẹp nhất giúp bạn chụp ảnh chân dung

  Bài học 50 loại nguồn sáng đẹp nhất giúp bạn chụp ảnh chân dung là một tài liệu ebook [& ...

Hãy bấm máy với trọn yêu thương trong từng khoảnh khắc!

“Đừng chạy theo công nghệ” – các thầy giáo dạy bộ môn ảnh báo chí của tôi chia sẻ về […] ...
sách học nhiếp ảnh căn bản tiếng việt

Sách học nhiếp ảnh căn bản từ a->z tiếng việt

Dohoavn.net giới thiệu với bạn đọc 1 cuốn sách dạy học nhiếp ảnh số căn bản từ a ->z được [& ...

Advertisement

Bài viết mới

  • Blend màu cô gái trên hồ nước trong chiều tà, phong cách blend màu Nga, tutorial 5 Tháng Một 9, 2019
  • Blend màu Bầu trời sụp đổ, phong cách màu Nga, tutorial 4 Tháng Một 9, 2019
  • Hướng dẫn blend màu phim vintage đẹp Tháng Tư 20, 2016
  • 20 mẫu blend màu ảnh chân dung mới tuyệt đẹp (phần 2) Tháng Ba 30, 2016
  • Blend màu vintage cũ pha màu tím, thích hợp ảnh phong cách hoài cổ Tháng Hai 2, 2016
  • Hướng dẫn Blend màu hồng tối Tháng Hai 2, 2016
  • Cách tạo ánh sáng lung linh cho tấm ảnh chân dung Tháng Hai 1, 2016
  • Hướng dẫn blend màu ảnh chân dung và chỉnh da trắng hồng Tháng Một 29, 2016
  • Blend màu ảnh chân dung theo tone màu ấm áp Tháng Một 29, 2016
  • Hướng dẫn blend màu nắng ấm áp cho ảnh teen Tháng Mười Hai 25, 2015
  • Hướng dẫn Blend màu nắng ấn tượng Tháng Mười Hai 7, 2015
  • Hướng dẫn sử dụng Nik color efex pro để blend màu Tháng Mười Một 21, 2015
  • Lightroom preset giúp blend màu ngược nắng đẹp Tháng Mười Một 19, 2015
  • Blend màu ảnh và làm hiệu ứng sương khói Tháng Mười 9, 2015
  • Ảnh blend đẹp – ảnh cưới Tháng Bảy 25, 2015

Thẻ

action anh anh chan dung anh dep anh sang blend blend mau blend mau dep chinh mau chup anh chup chan dung chó chụp chụp ảnh đẹp color do hoa dung fantasy flash hình học chụp ảnh học nhiếp ảnh ky thuat chup anh kỹ thuật nhiếp ảnh lightroom Lightroom Preset làm mau mau sac may anh màu đẹp nhiep nhiep anh photoshop photoshop action Photoshop CC photoshop cs6 photoshop tutorial sang tao dang trong vẽ đen đèn flash đẹp
Copyright © 2015
  • Tạp chí đồ họa & nhiếp ảnh
  • Điều khoản
  • Liên hệ